Giỏ hàng
Những điều không phải ai cũng biết về gỗ Gụ

Những điều không phải ai cũng biết về gỗ Gụ

Đã từ lâu gỗ gụ được bến là chất liệu gỗ rất quý được xếp vào danh sách các loại gỗ Việt Nam tốt nhất trên hiện nay. Vì vậy, gỗ gụ thường được lựa chọn để sản xuất và thi công đồ gỗ mỹ nghệ cao cấp. Đặc biệt đây là loại gỗ thường được các nghệ nhân chơi đồ cổ lựa chọn để làm gỗ mỹ nghệ. Vậy để hiểu gỗ gụ là gì và ứng dụng của gỗ gụ lau trong thi công gỗ mỹ nghệ bạn đọc hãy tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé!

Đặc điểm của gỗ gụ

Hiện nay trào lưu sử dụng nội thất đóng từ gỗ gụ rất được ưa chuộng, chúng có độ bền và mặt vân rất đẹp. Nội thất đóng từ loại gỗ này có giá trị rất cao.

Gỗ gụ có tên khoa học của chúng là Sindora cochinchinensis H.Baill. Thuộc họ thực vật Caesa lpiniaceae. Cây gỗ lớn, thường xanh, thân cột cao 30 – 35m, chiều cao dưới cành 15 – 20m, đường kính 0,8 – 1m. Tán xoè hình ô, cành lá rườm rà. Vỏ ngoài màu nâu sẫm có điểm đốm xám, đốm đen, nứt ngang và dọc, sau bong thành mảnh. Lá kép lông chim chẵn từ  6 – 8 lá, có dạng hình trái xoan hoặc bầu dục. Hoa to, màu đỏ nhạt. Quả gần tròn, có mũi nhọn,  dẹt, có gai thẳng. Quả chỉ có 01 hạt. Hoa nở khoảng tháng 1 đến tháng 3, chín vào khoảng tháng 4 đến tháng 8.

Chúng là loài cây ưa sáng, thuộc loài cây khá dễ tính, thường mọc được những nơi đất nghèo dinh dưỡng, đất đá không ngập nước. Cây có tốc độ sinh trưởng thuộc loại trung bình. Mọc nhiều ở các tỉnh Gia Lai. KonTum, Đắc Lắc, Sông Bé, Tây Ninh, Đồng Nai. Riêng ở vùng núi của tỉnh An Giang, mọc tập trung nhiều nhất ở núi Nam Qui, xã Châu Lăng huyện Tri Tôn. Gỗ gõ mật là loại gỗ được xếp vào nhóm I, nhưng bị khai thác kiệt. Hiện nay, trong tự nhiên cây gõ mật có đường kính lớn không có nhiều, chủ yếu là những cây tái sinh sau nương rẫy, mọc tập trung nhiều nhất ở núi Tây Nguyên.

Giá trị của gỗ gụ

Đây không chỉ là một dòng gỗ cho chất lượng sản phẩm tốt mà còn mang đến vẻ đẹp vô cùng sang trọng và thanh nhã cho mẫu sản phẩm được tạo tác. Gụ là loài cây gỗ có thân thẳng và mập, thường có màu trắng và vàng cùng với các vòng dài màu nâu sẫm.

Vì thế nên gỗ gụ rất được ưa chuộng khi chế tác các sản phẩm đồ gỗ phong thuỷ, bởi thân gỗ thẳng và mập sẽ tạo nên các phiến gỗ đều, thẳng và dày dặn, khiến cho mẫu tượng hoặc mẫu đồ dùng không bị chắp vá quá nhiều miếng gỗ, tạo nên vẻ đẹp đồng nhất và hài hoà, hơn nữa cũng dễ dàng hơn cho các nghệ nhân trong quá trình chế tác.

Màu sắc đặc trưng của gỗ gụ là nâu sẫm, nếu để tự nhiên gỗ gụ sẽ biến sang màu nâu rất đậm hoặc màu nâu đen và rất bóng. Chính gam màu đặc trưng này đã khiến cho các sản phẩm tượng gỗ hoặc sập gụ tủ chè mang vẻ đẹp trầm mặc mà vô cùng sang trọng, nếu bài trí trong phòng khách sẽ tạo thêm vẻ đầm ấm và tĩnh tại thư thái hơn cho cả không gian và người sống trong không gian đó. Với nhiều ưu điểm, có độ ổn định cao, vân hoa đẹp, thớ gỗ mịn ấn tượng độ ổn định tốt, không bị cong vênh đặc biệt là khi bạn để càng lâu càng bóng mang lại sự sang trọng và đẹp mắt cho sản phẩm nội thất.

Gỗ gụ luôn là chất liệu được sử dụng nhiều trong các sản xuất: bàn ghế, các mẫu giường ngủ, tủ áo, kệ tivi, giá để đồ, nội thất phòng bếp… Mỗi một loại sẽ có những kiểu dáng và thiết kế ấn tượng riêng trong không gian khác nhau.

Danh mục tin tức

Từ khóa